Thử t́m
lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử
bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ.
Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp-á
Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đă mời một số đông các học giả, trí thức và kư giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đă được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống DNA để t́m lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.
Chính với công tŕnh nghiên cứu của tác giả, dùng hệ thống DNA phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đă kết thúc cuộc tranh căi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam.
Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa DNA đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng DNA cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đă đi lên phương Bắc thành người Hoa.
Từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch bài diễn văn này sang nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhau. Mỗi dịch giả lại tự ư lược đi, đôi khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. V́ vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua.
Trong khi diễn giả tŕnh bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần nàỵ Để độc giả dễ theo dơi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên hệ, thay v́ ghi ở cuối bài.
Sở tu thư, viện Pháp-Á
Kính thưa ông Viện–trưởng,
Kính thưa quư đồng nghiệp,
Kính thưa quư vị quan khách.
Các bạn sinh viên rất thân mến,
Tôi không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà khảo cổ, hay nhà chủng tộc học. Tôi chỉ là một thầy thuốc. Nhưng những may mắn đến tiếp diễn trong suốt cuộc đời, vô t́nh đă đưa tôi đến đây tŕnh bày cùng quư vị về nguồn gốc, biên giới cổ của tộc Việt.
Ở cuối giảng đường này tôi thấy có nhiều bạn trẻ bật cườị Tôi biết bạn bật cười v́ đa số người ta đều than đời bất hạnh, toàn rủi rọ C̣n tôi, tôi lại nói rằng suốt cuộc đời toàn may mắn. Tôi có thể nói thực với Quư-vị rằng, về phương diện nghiên cứu học hành, suốt đời tôi, tôi có cảm tưởng tổ tiên đă trải thảm cho tôi đi trên con đường vô tận đầy hoạ Nếu bạn chịu khó đọc bộ Sexologie médicale chinoise của tôi, phần bài tựa tôi có viết :
« Trong lịch sử cổ kim nhân lọai, nếu có người may mắn về phương diện nghiên cứu học hành, tôi đứng đầụ Nhưng nếu có người bất hạnh nhất trong t́nh trường tôi cũng đứng đầu ».
Hôm nay tôi tŕnh bày với Quư-vị về công cuộc đi t́m biên giới cổ của nước Việt-Nam và nguồn gốc tộc Việt, Quư-vị sẽ thấy tôi may mắn biết chừng nào, và Quư-vị sẽ thấy tộc Việt chúng tôi anh hùng biết baọ Nhưng gần đây, v́ chiến tranh tiếp diễn trong hơn 30 năm, khiến cho đất nước chúng tôi điêu-tàn, và... hiện nước tôi là một trong bốn nước nghèo nhất trên thế giớị
I SƠ TẦM VỀ TỘC VIỆT
Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-b́nh dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôị Ông tôi là một đại thần của triều đ́nh Đại-Nam (tức Việt-Nam).
Chế độ phong kiến của nước tôi đă chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Đại-Nam là Bảo Đạị Ngài vẫn c̣n sống ở quận 16 Paris.
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đ́nh Việt-Nam c̣n cho con học chữ Nhọ Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không c̣n chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữạ Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáọ Nhưng v́ muốn làm vui ḷng ông tôi mà tôi học. Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa măn trí thức của tuổi thợ Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện diện nơi đây không ít th́ nhiều cũng đă học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nàọ Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đă thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thị Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Đại-học.
Chương tŕnh giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổị Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh ; không bằng một phần trăm những ǵ tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôị Chính v́ vậy tôi phải lần ṃ đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như :
Đại-Việt sử kư toàn thư (ĐVSKTT),
An-Nam chí lược (ANCL),
Đại-Việt thông-sử (ĐVTS),
Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KĐVSTGCM),
Đại-Nam nhất thống chí(ĐNNTC).
Đại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau :
« Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng :
« Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giớị Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhaụ Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây th́ chia làm hai :
1. Thần-Nông Bắc.
Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch)
Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
Vua Du-Vơng (2752-2696 trước Tây-lịch).
Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tư (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-kư, Tư-mă Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.
2. Triều đại Thần-Nông Nam.
Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh-Dương, lúc mười tuổị Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, v́ vậy người Việt tự hào rằng đă có năm ngh́n năm văn hiến. (1)
Nội dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn hóa, địa lư của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. C̣n như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đâỵ
Xét về cương giới cổ sử chép :
« Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương(2), đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tâỵ Vua Kinh-Dương lấy con gái vua Động-đ́nh là Long-nữơ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lăm. Thái-tử Sùng-Lăm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai(3). Khi vua Kinh-Dương băng hà thái-tử Sùng-Lăm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đ́nh, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hảị)
Cổ sử đến đây, không có ǵ nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép :
« Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối .
Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Động-đ́nh.(Nay là Hồ-Nam, Quư-châu, Trung-quốc.)
Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận.(Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.)
Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành.(Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Đồng-naị)
Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lăo-quạ(Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.)
Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hảị (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.)
Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm.(Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.)
Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam.(Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-b́nh.)
Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân.(Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-b́nh tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh)
Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ.(Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.)
Ngài hẹn rằng : Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».
Một huyền sử khác lại thuật :
Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng :
« Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần »
Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh-Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh-Dương với Công-chúa con vua Động-đ́nh làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫụ Cho đến nay Quư-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào :
« Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên. Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».
Chủ đao của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin nàỵ
=========================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh,
Kư giả chuyên về Văn-minh Đông-á Jean Marc Decourtenet hỏi về đoạn này như sau:
« Thưa Giáo-sư, hiện Việt-Nam là nước theo chế độ Cộng-sản, liệu người Việt trong nước họ có cùng một niềm tin như người Việt hồi 1945 về trước cũng như người Việt hải ngoại hay không ? »
Trả lời :
« Những nhà lănh đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam suốt từ năm 1930 đến giờ, không một người nào muốn dùng triết lư Marxisme, Léninisme để xóa bỏ niềm tin con Rồng cháu Tiên. Trái lại họ c̣n dùng niềm tin này để quy phục nhân tâm. V́ niềm tin này đă ăn sâu vào tâm năo người Việt. Những người lănh đạo chính trị Việt cả hai miền Nam-Bắc trong thời gian nội chiến 1945-1975 cũng không ai dám, không ai muốn, không ai đủ khả năng xóa bỏ niềm tin nàỵ Người Việt có niềm tin vào Chủ-đạo của ḿnh. Họ xây đền thờ các vua Hùng ở Phú-thọ dường như đă hơn ngh́n năm. Hằng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch là người người đều tụ tập về đây để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng đă dựng nước. Trong thời gian chiến tranh (1945-1975) v́ t́nh h́nh an ninh di chuyển khó khăn, v́ t́nh h́nh kinh tế không cho phép, số người hành hương có giảm thiểụ Nhưng từ sau 1987, số người hành hương tăng vọt. Ngay ở ngoại quốc, người Việt lưu lạc khắp nơi, nhưng hằng năm đến ngày 10 tháng 3, lịch Á-châu, nơi nào họ cũng tổ chức giỗ tổ rất thành kính.
Kết quả là dù ở trong nước hay ngoại quốc, hiện người Việt vẫn cùng một niềm tin như nhaụ"
=========================
Tôi xin trở lại với đầu đề,
3. Triều đ́nh, dân tộc.
Tôi đă tŕnh bầy với Quư-vị về hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-b́nh dương : Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Đại-Việt.
Hai triều đại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng :
-Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc ;
-Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một;
-Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt đều là huyết tộc của vua Thần-Nông.
-Trung-quốc, Đại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Gịng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-quốc, Đại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid...v.v.
-Người Hoa, người Việt nhân triều đại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thoi. Chứ hai vùng hồi đó có hàng ngh́n, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau.
Sau này các văn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không đi ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho ḿnh là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ đạo của họ. Tôi sẽ bàn đến ở dưới.
Tôi xin cử một tỷ dụ, để Quư-vị nh́n rơ hơn. Ông Washington là vị Tổng-thống đầu tiên lập ra nước Hoa-kỳ, chứ ông không phải là tổ của các sắc dân đến từ châu Phi, châu Âu, cũng như dân bản xứ. Hai vị vua Nghi, vua Kinh Dương không phải là tổ huyết tộc của người Hoa, người Việt. Hai ngài chỉ là tổ về chính trị mà thôị
II CHỦ ĐẠO TRUNG QUỐC, VIỆT-NAM.
Như Quư-vị đă thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệụ Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư-tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biểu hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim.
Người Do-thái họ tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. V́ vậy, sau hai ngh́n năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóạ Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tạị Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn.
Tôi xin nói rơ về chủ đạo của Trung-quốc và Việt-Nam. Như Quư-vị đều biết, hiện Trung-quốc, Việt-Nam đều là những nước theo chủ nghĩa Cộng-sản, đặt căn bản trên thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels. Chủ thuyết này đến Trung-quốc, Chủ-tịch Mao Trạch Đông biến thể đi thành Maoismẹ Tại Việt-Nam, người mang chủ thuyết Marx, Engels vào là Hồ Chí Minh ; ông được đào tạo tại Liên-sô, v́ vậy chủ thuyết của ông phảng phất thêm Léninisme, pha thêm Việt-tính do ông tạo rạ Dường như hiện nay trên khắp thế giới, kể cả Liên-bang Sô-viết chỉ Việt-Nam là quốc gia duy nhất c̣n duy tŕ tượng Lénine tại một công viên lớn của Thủ-đô (Hà-nội).
Theo như dự đoán của chúng tôi th́ Trung-quốc, cũng như Việt-Nam cùng nhận thấy thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels không c̣n hợp thời, không c̣n ích lợi nữạ Cả hai đang từng bước, từng bước trở lại với chủ đạo của ḿnh. Xin các vị cứ chờ, không lâu đâu cả hai sẽ hoàn toàn trở về với kho tàng quư báu của nước ḿnh!
============================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh (ngày 19-8-2000, nhân đọc lại bài này).
IFA trao cho tôi dịch hầu hết những bài diễn văn của các nhà lănh đạo Việt-Nam từ 1992 đến naỵ Tôi thấy ông Tổng-bí-thư Đỗ Mười trong các diễn văn kỷ niệm 19-8 cũng như ngày Quốc-khánh, những từ ngữ ông dùng cũng như nội dung, ngày một xa Marx, Engels, Léninẹ Đến ông Tổng-bí-thư Lê Khả Phiêu, ông nêu rơ chủ đạo trở về nguồn. Nếu thời kỳ ông Lê Duẩn cầm quyền, khắp Việt-Nam đều thi nhau phá bỏ hết phong tục, truyền thống, nhất là phá các di tích tôn giáo bao nhiêu; th́ bây giờ hầu hết các truyền thống dân tộc đều được phục hồi ở cấp xă. Niềm tin (chủ đạo) của hạ tầng hầu như trở lại thời kỳ trước 1945. Người Việt thường than: Từ sau vua Quang Trung, Việt-Nam chưa có một anh hùng nổi bật. Nếu ông Lê Khả Phiêu lèo lái Việt-Nam trở lại hẳn với chủ đạo của năm ngh́n năm th́ ông trở thành anh hùng dân tộc sau vua Quang Trung. Bấy giờ tôi sẽ về Việt-Nam, thăm đền Hùng và mua hoa lễ Quốc-tổ của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ. (ghi chú của cubi: Tác Giả Trần Đại Sỹ v́ không chuyên khoa về chính trị nên những nhận định của ông ta (và Tăng Hồng Minh) cho thấy ông ta không hiểu rơ CSVN. Cũng xin nhắc thời điểm của bài viết này là năm 1991)
1.- Chủ đạo của Trung-quốc.
Người Hoa th́ tin rằng ḿnh là con trờị Cho nên trong các sách cổ của họ, vua được gọi là Thiên-tử, c̣n các quan th́ luôn là người nhà trời xuống thế pḥ tá cho vuạ Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-hạ, văn minh Nho-giáo đă kết thành chủ-đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xă hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hănh con trờị Cho dù họ lưu vong đến ngh́n năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc.
Cũng chính v́ vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng ngh́n nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày naỵ Hầu hết những nước khác đến cai trị họ, đều bị họ đồng hóạ Mông-cổ, Măn-thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lănh thổ. Nhưng chủ-đạo và sức mạnh của người Trung-quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt.
=======================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Giáo sư Nhân chủng học Van Gotensbert (Ḥa-lan) hỏi :
« Tôi thấy người Hoa, kiều ngụ ở các nước Á-châu, châu Phi cũng như tại Hoa-kỳ, Canada, Úc cùng một số các nước Âu-châu, dù trải qua mấy trăm năm, họ vẫn duy tŕ được ḍng giống và không bị đồng hóa, đó là nhờ chủ đạo tự tin là con trời của họ. Thế nhưng tại sao, họ mới tới Pháp từ sau 1975, dưới danh nghĩa tỵ nạn Việt, họ bị đồng hóa rất maụ Không lẽ chủ đạo của Trung-quốc lại bị chủ đạo của Gaulois xóa bỏ mau chóng như vậy sao ? ».
Đáp :
« Thưa Giáo-sư, điều Giáo-sư hỏi, cũng là điều tôi chú tâm nghiên cứu từ 1975 đến giờ. Khi người Hoa tới bất cứ nước nào, họ cũng bị kỳ thị không ít th́ nhiều, họ phải sống quần tụ với nhau, giúp đỡ nhau, bảo vệ nhaụ Bên cạnh đó họ có niềm tin là con trời, tự hào về nền văn minh cổ của họ. Do đó họ tổ chức thành xă hội riêng : Giáo dục con em, thương mại, sinh hoạt văn hóa, tương trợ. V́ vậy họ giữ được bản sắc Trung-quốc của họ. C̣n khi người Hoa tới Pháp, th́ người Pháp với tinh thần cởi mở, với tính hiếu ḥa, không kỳ thị, lại tận t́nh giúp đỡ kẻ tha hương hơn chính người Hoa giúp nhau, thành ra người Hoa không cần sống quần tụ. Họ sống lẫn với người Pháp. Con em người Hoa ngày ngày tới trường được bạn học, được thầy yêu thương, chúng thu nhập văn hóa Pháp rất maụ Trong khi cha mẹ chúng phải làm việc không có thời giờ dạy con cái về văn hóa Trung-quốc. Do vậy chỉ trong ṿng mấy năm là trẻ Hoa thành trẻ Pháp: Tiếng nói, cách suy tư, nếp sống, trừ...ẩm thực.
Tôi xin nói một câu thẳng thắn, mong các vị đừng buồn: trên khắp thế giới, khi người Việt tỵ nạn đến định cư bất cứ nơi nào, đều gặp nạn kỳ thị. Nước Pháp là nước duy nhất dân chúng không kỳ thị mà lại c̣n tận t́nh giúp đỡ. Do vậy nhiều người tỵ nạn đến các nước khác của châu Âu, rồi cũng t́m định cư ở Pháp, dù ở Pháp khó kiếm việc làm. Chính phủ và nhân dân Pháp biết thế, nên cánh cửa tự do không đóng lại."
=====================
Tôi xin trở lại với đầu đề.
Chủ đạo của Trung-quốc bắt nguồn từ thời nào ? Từ sách nào ? Do ai khởi xướng ?
Đầu tiên là Kinh-thư, không rơ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữạ Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại.
Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu : Kư, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cơi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cơi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Điện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục.
Trung-ương là kinh đô của nhà vua.
-Điện-phục ở ngoài kinh đô năm trăm dặm.
-Hầu-phục ở ngoài cơi Điện-phục năm trăm dăm : trong năm trăm dặm cơi Hầu th́ khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan khanh, đại phụ Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầụ
-Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cơi Tuy th́ ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa quần chúng ; c̣n hai trăm dặm để hưng thịnh vơ bị, bảo vệ quốc gia.
-Sau cơi Tuy là cơi Yêụ Trong ba trăm dặm cơi Yêu là nơi cho rợ phương Đông ở. Hai trăm dặm c̣n lại là nơi để đầy tội nhân.
-Cơi cuối cùng là cơi Hoang, năm trăm dặm. trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trăm dặm cuối cùng để đầy người có tội nặng.
-Ra khỏi cơi Hoang là... biển.
Với lối phân chia lẫm cẩm, hài hước ấy, năm ngh́n năm qua, dân Trung-quốc coi là Kinh, tức những ǵ không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa.
==========================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Giáo-sư khoa Chính-trị học J.Fr Longanacre (USA) hỏi :
" Thế cái chủ đạo mà người Trung-quốc tự thị là con trời phát xuất từ đâu ? Vào thời nào ?"
Đáp :
" Thưa Giáo-sư, cũng phát xuất từ Kinh-thư, thiên Thái-thệ :
Trời sinh ra dân,
Đặt ra vua, ra thầy,
Đều để giúp Thượng-đế,
Vỗ về dân bốn phương."
Giáo-sư Mohamed Khalid (Nhân chủng học Iran) hỏi:
" Tôi nghiên cứu hầu hết các thuyết nói về nguồn gốc tộc Hoạ Tôi thấy dường như người ta đều cho rằng tộc Hoa tự sinh ra, rồi di chuyển đi các nơi: Ra biển thành người Nhật, Nam-dương, Phi-luật-tân. Xuống Nam thành người Việt, Miên, Lào, Thái, Miến. Lên Bắc thành Đại-hàn, Mông-cổ, sang phía Đông-Bắc thành người Trung Đông. Có đúng thế không?
Đáp:
" Thưa Giáo-sư họ suy nghĩ như vậy là sai hoàn toàn. Họ căn cứ vào truyền thuyết mà nói như vậỵ Truyền thuyết căn cứ vào thư tịch cổ, nên sai, hoàn toàn saị V́ thư tịch cổ do những văn nhân không đi ra ngoài, ngồi ở vùng lưu vực Hoàng-hà, tưởng tượng mà viết ra."
Cả hội trường cùng im lặng.
" Nếu nói rằng người Trung-hoa nhờ có tinh thần thực dụng, nhờ có chữ viết, nhờ văn hóa Nho-giáo, rồi trở thành hùng mạnh, rồi đem quân đánh chiếm các nước nhỏ xung quanh, tạo thành một nước vĩ đại như ngày nay là đúng. C̣n như bảo rằng họ là con trời hoặc họ tự sinh ra, rồi di chuyển đinh sinh sống các nơị.. th́ sai.
Tôi sẽ dẫn chứng ở dưới bằng ADN: tộc
Hoa, do giống người từ Đông Nam-á đi lên. Mà những người Đông Nam-á có gốc từ
Phi-châụ Họ đến Nam-á từ lâụ Rồi tộc đó lại kết hợp với những người cũng từ châu
Phi đi lên châu Âu, vào Bắc Trung-quốc khoảng 15.000 năm trước."
=====================
Chúng ta trở lại với đầu đề.
Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết :
Trời làm chủ Thiên-hạ,
Vua nối trời mà cai trị.
Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử.
Đến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết:
Thiên hạ là quốc gia,
Gốc của thiên hạ là quốc,
Gốc ở quốc là gia.
V́ ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng « Nội Hoa hạ, ngoại Di, Địch ». Nghĩa là trong Ngũ-phục th́ là chốn văn minh, c̣n ngoài ra th́ là mọi rợ.
Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói :
Đông phương viết Di,
Tây phương viết Nhung,
Nam phương viết Man,
Bắc phương viết Địch.
Nghĩa là :
Người ở Đông phương gọi là Di, Tây-phương là Nhung, Nam phương là Man, Bắc phương là Địch.
Di, Nhung, Man, Địch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết th́ có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo !
Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bạch-quỷ ! (Thính giả cười ồ lên !) . Họ c̣n phân ra người Âu là Tây-dương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷû . Người Nga là La-sát Quỷ.
==========================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Sinh viên Marta Maria Fernandes hỏi :
« Thưa Giáo-sư, về Trung-quốc, tiếng Pháp gọi là La Chine, người Trung-quốc là Chinois. C̣n sách của Chinois ở lục địa th́ họ xưng là Trung-quốc ; của người ở Hương-cảng, Đài-loan th́ họ xưng là Trung-hoạ Đôi khi họ xưng là Trung-nguyên, rồi Hoa-hạ. Tôi đọc một số sách bằng Việt ngữ th́ người Việt gọi là chữ Hán chứ không gọi là chữ Hoa, hay chữ Trung-quốc; và người Việt khi th́ gọi Chinois là người Hoa, khi th́ gọi là người Tầụ Như trên Giáo-sư đă giải thích từ Trung-quốc. C̣n từ Hoa ở đâu mà có ? Tại sao lại có những từ phức tạp như vậy ? »
Đáp :
« Như tôi đă tŕnh bầy : Với lối phân chia Cửu-châu, Ngũ-phục ; trong năm cơi trên th́ cơi Điện là vùng bao quanh Thiên-hạ. Phía trong cơi Điện là Giaọ Trong Giao một trăm dặm là Quốc. Trong Quốc có thành gọi là Độ Đô là nơi vua ở. V́ vậy họ mới xưng là Trung-quốc, tức nước ở giữa Thiên-hạ. Chữ Trung-quốc ở đây có tính chất chính trị, và địa lư. C̣n từ Trung-nguyên có nghĩa là vùng đất ở giữạ Trung-nguyên chỉ có nghĩa địa lư mà thôi.
Sau cuộc cách mạng Tân Hợi của Bác-sĩ Tôn Dật Tiên và Quốc-dân đảng lên cầm quyền, lấy quốc danh là Trung Hoa nhân dân cộng ḥa quốc, gọi tắt là Trung-Hoa Dân-quốc từ ngày 1-1-1912. Hiện chính phủ Đài-loan vẫn duy tŕ quốc danh này.
Hồng-quân tiến chiếm được Bắc-kinh, lập nền cai trị Trung-nguyên, họ xưng là Cộng-ḥa nhân dân Trung-quốc gọi tắt là Trung-quốc kể từ ngày 1-10-1949.
C̣n nguồn gốc từ Hoa th́ lúc đầu Trung-quốc chỉ là mấy bộ tộc ở vùng Ung-châu, Lương-châu (Ghi chú xin đừng lầm Ung này với Ung-châu thời Tống, nay là Nam-ninh thuộc Quảng Tây). Phía Đông Nam là Hoa-âm, Đông Bắc là Hoa-dương, giới hạn bởi Hoa-sơn. V́ vậy họ mới xưng nước là Hoạ Sau v́ có văn minh, họ chiếm, đồng hóa các vùng xung quanh, mà có 9 châu như trong Kinh-thự Hoa là tên nước chứ không phải là tên chủng tộc.
C̣n từ Hoa Hạ th́ do con sông Hạ-thủy khởi nguồn từ Ung-Lương, nên lấy từ Hạ-thủy làm tên tộc. Hạ là tên tộc, không phải là tên nước. Sau này người ta ghép chữ Hoa là nước với chữ Hạ là tộc thành từ Hoa-Hạ vừa để biểu tượng cho nước, vừa biểu tượng cho tộc.
Cao-tổ nhà Hán là Lưu Bang, khởi nghiệp từ sông Hán-thủy, nên xưng là triều Hán (207 trước Tây-lịch). Năm 179 trước Tây-lịch, Triệu Đà chiếm Âu-lạc (tên cũ của Việt-Nam). Y là thần tử triều Hán, cấm dân Việt học chữ Khoa-đẩu của tộc Việt, bắt học chữ Hoạ Do vậy người Việt gọi chữ Hoa là chữ Hán.
Người Việt gọi người Chinois là người Hoa, người Trung-quốc là lẽ thường. C̣n danh tự người Tầu th́ bắt nguồn từ những triều đại Trung-quốc bị sụp đổ, các di thần dùng tầu vượt biển sang Việt Nam xin kiều ngụ, nên người Việt gọi họ là người Tầu ».
====================
Chúng ta trở lại với đầu đề.
Từ nguồn gốc kinh điển cổ, người Hoa tự cho ḿnh là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ th́ vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y đồng tử trên thượng giơí giáng sinh. Các quan vơ th́ luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần th́ là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đă đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đạị
2.- Chủ đạo của Việt-Nam.
Như trên đă tŕnh bầy, với nguồn gốc lập quốc, người Việt có niềm tin ḿnh là con của Rồng, cháu của Tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Truyền thống sang thế kỷ thứ 2 trước Tây-lịch lại thêm vào tinh thần của vua An-Dương. Sang đầu thế kỷ thứ nhất, nổ ra cuộc khởi nghĩa của một phụ nữ, và 162 anh hùng, trong đó có hơn trăm là nữ. Cuộc khởi nghĩa đuổi ngoại xâm Trung-hoa, lập lên triều đại Lĩnh-Nam. Phụ nữ đó làø vua Trưng. Nối tiếp mỗi thời đại đều có tinh thần riêng, tạo thành niềm tin vững chắc. Tộc Việt đă chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai ngh́n năm của người Hoạ Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị ngoại xâm, họ lập tức ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc giạ
Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân. Gần đây nhất, người Việt bị các thế lực Quốc-tế, gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp (1945-1975). Nhưng nay, Việt-Nam đang trên đà phục hưng chủ đạọ
Trong thời gian 1954-1975, miền Bắc theo chế độ Cộng-sản, theo chủ thuyết Quốc-tế. Nhưng họ biết khai thác cái chủ đạo của Việt-Nam, họ huy động được tinh thần yêu nước của dân tộc, nên cuối cùng họ chiến thắng.
Cũng tiếc thay, những người cầm quyền miền Nam từ 1963-1975, không biết khai thác ḷng yêu nước của dân tộc, lại chấp nhận cho quân đội Hoa-kỳ và đồng minh nhảy vào ṿng chiến, việc này có khác ǵ quỳ gối, trao ngọn cờ chính nghĩa cho miền Bắc ? Tôi nghĩ những người lănh đạo miền Nam như ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, cho đến giờ này (1992) chưa từng biết ǵ về kho tàng ḷng yêu nước của người Việt, lại cũng chưa từng nghe, từng nói đến chữ chủ đạo tộc Việt bao giờ.
Trước họ, cố Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm (1954-1963), v́ biết rơ chủ đạo tộc Việt. Ngài từ chối không cho Hoa-kỳ đổ quân vào Việt Nam, mà đang là một đồng minh của Hoa-kỳ, Ngài đă trở thành kẻ thù của Hoa-kỳ, bị Hoa-kỳ giết hết sức thảm khốc.
III ĐI T̀M LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT.
Năm trước đồng nghiệp của tôi đă giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm :
1.- Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ư-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc.
2.- Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc.
3.- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ Hữu-Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
Tất cả các thuyết này đều căn cứ vào những thư tịch cổ Trung-quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả.
Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đă nhận định rằng : Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờø¨¨ vào hệ thống khoa học DNA, từ nay không c̣n những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ c̣n lại công cuộc nghiên cứu của tôi, rồi kết luận :
« Thoạt kỳ thủy, trên vùng đất thuộc lănh thổ Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người đă từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-quốc. Cuối cùng cả hai giống người ḥa lẫn với nhau trên lănh thổ Trung-quốc.
C̣n trong ṿng 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, th́ tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lănh thổ của họ, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 ; chứ không phải họ là người Trung-quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt. »
Chính v́ lư do dùng hệ thống ADN biện biệt tộc Hoa, tộc Việt, nên tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa nàỵ Sau đây tôi tŕnh bầy sơ lược về công tŕnh nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y-khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lư luận thực nghiệm, cùng lư luận y-khoa, nó hơi khác với những ǵ mà các bạn đă học.
==========================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Sinh viên Vũ-thị Thu-Dung hỏi:
" Thưa Giáo-sư, chúng tôi có đọc một bộ sách của nhà văn B́nh Nguyên Lộc nói về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trong bộ sách đó, ông khẳng định rằng người Việt gốc từ Mă-laị Xin Giáo-sư cho biết ư kiến?"
" Tôi chưa đọc bộ sách đó, vả có đọc tôi cũng không thể đem ra bàn luận ở đây."
Giáo-sư Viện-trưởng:
" Tôi xin bổ túc lời diễn giả. Ban tu thư của IFA sưu tầm tất cả những thư tịch nói về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trước sau có 34 người đă tŕnh bầỵ Nhưng chỉ những tác giả sau đây được ghi vào album nghiên cứu:
-Edouard Chavannes trong bản dịch bộ Sử-kư của Tư Mă Thiên.
-Leonard Aurousseau trong bài nghiên cứu "La première conquête chinoise des pays anamites" đăng trong tạp chí của trường Viễn-đông bác cổ của chúng tôi tại Hà-nội (ư chỉ nước Pháp), kư hiệu BEFEO XXIIỊ 138-244.
-Claude Madrolle, trong bài Le Tonkin
Ancien đăng trong BEFEO XXXVII 264-332.
-Lê Chí Thiệp, trong Văn-hóa nguyệt san (VNCH) số tháng 3-4 năm 1959.
-Đào Duy Anh, trong Nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, được ông Hồ Hữu Tường cổ vơ
trong bộ Tương lai văn hóa Việt-Nam.
-Gần đây, giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ
trong bộ Nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, xb năm 1985 ở Canadạ
-Một số các bài của giáo sư Lương Kim Định, Nguyễn Đăng-Thục và Tiến-sĩ Thái Văn
Kiểm, hội viên Hàn-lâm-viện Hải-ngoại của Pháp-quốc..
Một số tác giả viết chỉ với mục đích khoa trương, lập dị, hoặc không có căn cứ, hoặc thiếu kiến thức, chúng tôi không ghi vào thư mục nghiên cứu, nên Giáo-sư Trần Đại-Sỹ không tham khảo, và dĩ nhiên không đem ra bàn ở đây:
-Paul Francastel trong Origine du Việt-Nam, France Asie xb.
-Nguyễn Phương trong Tiến tŕnh h́nh thành dân tộc Việt-Nam, tạp chí Đại-học Huế tháng 4 năm 1963.
-B́nh Nguyên Lộc trong tác phẩm mà em đă đọc."
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨỤ
Trong việc đi t́m nguồn gốc tộc Việt, tôi đă dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đâỵ Tôi đă được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ư và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lănh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc , phía Đông tới biển Nam-hảị Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Đông-dương.
1.Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ.
Biện chứng căn bản của ngườøi nghiên cứu y-khoa là :
« Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do »
Biện chứng này đă giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng.
Như tôi đă tŕnh bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngàị V́ theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ quạ Tôi lại suy nghĩ khác :
« Không có nguyên do , sao có chứng trạng ? ».
V́ vậy tôi đă t́m ra rất nhiều điều lư thú. Tỷ dụ : Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng ngh́n mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi t́m ra sự thật. (chú thích của cubi: phân khoa khảo cổ Trường Đại Học Hà Nội cùng một số nhà khảo cổ của Trường Đại Học Hawaii và New Zeand đă t́m thấy những di chỉ của triều đại vua An Dương Vương như thành Cổ Loa, các mũi tên đồng ... trong cuộc khai quật vùng ṿng đai cách Hà Nội 15 km vào năm 1980)
Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đă chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày naỵ Tôi cũng t́m ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ nàỵ(4)
Trước tôi đă có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ t́m được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, th́ 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái th́ không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại t́m ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), th́ 22/27 thuộc chủng loại Mongoidẹ Với 32 cái th́ không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoidẹ
Những tác giả trên đă căn cứ vào chỉ số xương sọ de kết luận. Nhưng y học đă tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đă bị đánh đổ. Nguyên do : Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 ḍng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những ḍng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi t́m ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận : lănh thổ Văn-lang, tới hồ Động-đ́nh. (5)
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Một quan khách, nữ giáo sư khoa Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi:
"ADN là ǵ? Tôi nghe nói, cũng như đọc trên báo hoài, mà không biết rơ chi tiết cái hệ thống nàỷ"
Trần Đại-Sỹ:
" Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lờị"
Vareilla Pascale:
" Cảm ơn Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đă cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNẠ"
( Phần này khá dài, khoảng 20 trang
A4, chúng tôi không dịch hết, v́ quá chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoạ
Vả phần này quí độc giả có thể t́m đọc trong bất cứ bộ tự điển Encyclopédie của
Pháp hay Anh, Mỹ nàọ)
2. Những vấn đề.
Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đă quá rơ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đ́nh, th́ ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hảị Có thực như thế không?
V́ vậy tôi đi t́m ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thọai, huyền sử mà tôi đă bấu víu vào để đi nghiên cứụ Tôi cần tra cứu cho ra:
Vấn đề thứ nhất,
Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đ́nh. Có thực như vậy không?
Truyền thuyết nói Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm haị Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang.
Núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đ́nh nay vẫn c̣n. Nhưng liệu có di tích ǵ chứng minh chăng? Tôi phải đi t́m Ngũ-lĩnh, hồ Động-đ́nh
Vấn đề thứ nh́,
Truyền thuyết nói : Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đ́nh hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi t́m núi Tam-sơn ở hồ Động-đ́nh. Liệu trên núi này có di tích ǵ về cuộc t́nh năm ngh́n năm trước chăng?
Vấn đề thứ ba,
Truyền sử nói : Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng : Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
Cổ sử nói : Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
Cánh đồng Tương ở đâủ Nếu có cánh đồng Tương th́ cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Động-đ́nh. Tôi phải đi t́m
Vấn đề thứ tư,
chứng tích thứ nhất xác định:
Bộ Sử-kư của Tư-mă, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).
Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán ( Tức Trung-quốc) ở vùng nàỵ Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.
Vấn đề thứ năm,
Huyền sử nói rằng : trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:
-Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), th́ nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Động-đ́nh).
-Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch).
Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động-đ́nh là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mă Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Động-đ́nh không? Nếu có th́ ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Động-đ́nh.
Vấn đề thứ sáu,
Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, v́ quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâủ Có trận này không? Nếu có trận này th́ ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.)
Thưa Quư-vị,
Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng : Làm ǵ biên giới thời Văn-Lang rộng như vậỷ Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng.
Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi t́m nguồn gốc.
V ĐI T̀M BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG.
1.Núi Ngũ-lĩnh.
Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sạ Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đ́nh, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.
Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, v́ trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo h́nh thể cùng bệnh tật dân chúng tại đâỵ Thành ra tôi bị mất khá nhiều th́ giờ nghe thuyết tŕnh của các đồng nghiệp về vấn đề nàỵ Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi ṃ vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
Đầu tiên tôi đi t́m núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dăy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc :
-Một là Đại-dữu lĩnh.
-Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh.
-Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.
-Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh.
-Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
Về vị trí :
-Ngọn Thủy-an,
Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh
Quảng-đông.
-Ngọn Đại-dữu chạy từ huyện Đại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây
đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông.
-Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới
Gia- huyện tỉnh Quảng-tâỵ
-Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến
Liên-huyện tỉnh Quảng-Đông.
-Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm
tỉnh Quảng-tây .
Lập tức tôi thuê xe đi một ṿng thăm các núi nàỵ Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số .
Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đă đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra : Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đ́nh, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này :
-Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giớị Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôị C̣n vua Kinh-Dương th́ sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đ́nh (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
-Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đ́nh mới thuộc lănh địa Việt.
Kết luận :
« Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lănh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ».
Ánh sáng đă soi vào nghi vấn huyền thọaị
2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.
Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia lănh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đàị Nhưng dăy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào ? Trên bản đồ không ghị Sau tôi hỏi thăm dân chúng th́ họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang.
Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nh́n bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-g̣n. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.
Tôi đi thăm Thiên-đài.
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tṛn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ tŕ. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói.
Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị ṃn nhiều chỗ gần như lún sâụ Duy nền với cổng bằøng đêá là c̣n nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong rạ Bên trong cột kèo bằng gỗ đă nứt nẻ khá nhiềụ Những câu đối , chữ c̣n, chữ mất.
Tại thư viện Hồ-nam tôi t́m được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố , nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi
Thiên-đài di sự lục
Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn sọan.
Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ?
Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không c̣n. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hỵ Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rơ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ tŕ từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật.
Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học lọai văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi th́ ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục.Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, v́ vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn c̣n kể thêm :
« Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sạ Khi rút tới Quế-dương ông cùng ngh́n quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưạ Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núị Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».
Tôi biết vua Bà là vua Trưng, c̣n tướng Đào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-b́nh vương Đào Kỳ. Ngài Đào Kỳ lĩnh chức Đại Tư-mă thời vua Trưng. C̣n tướng Đào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Động-đ́nh, đă sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút saụ Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đă không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.
Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối :
Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
Hai câu này ngụ ư ca tụng Thái-tử Tất-Đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi t́m lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.
Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Hai câu này là ngụ ư nói : Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió ḥa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an .
Nơi có dấu vết Thiên- đài, c̣n đôi câu đối khắc vào đá :
Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
Nghĩa là : Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với gịng giống Việt-thường.
Chỗ miếu thờ của Đào Hiển-Hiệu có đôi câu đối :
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa là : Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đ́nh làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ư chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mă Viện ở phía Nam hồ Động-đ́nh. Một ngh́n tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận :
« Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. V́ có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đ́nh. Hai sự kiện đó chứng tỏ lănh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đ́nh ».
3.Cánh đồng Tương,
Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương :
-Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
-Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán :
Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đ́nh hưởng thanh phúc ba năm.Vậy th́ cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Động-đ́nh.
Phía Nam hồ Động-đ́nh là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tâỵ Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.
Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Động-đ́nh, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mă. Đây là địa phận quận Ích-dương.
Vô t́nh tôi t́m ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ c̣n 2-3 mẫu mà thôị Suốt lộ tŕnh từ hồ Động-đ́nh trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơị Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành-dương, Quế-dương.
Không khó nhọc tôi t́m ra :
« Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đ́nh, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêu-dương, Lănh-thủỵ Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ c̣n khu vực tứ giác : Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ».
Sau khi t́m ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu , tôi giải đoán như thế này :
« Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng v́ lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đă lấy con chim Âu, rất hiền ḥa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đ́nh, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). V́ người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, th́ họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ th́ phải đẻ ra trứng. C̣n con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu »
Kết luận :
« Đă có cánh đồng Tương, th́ chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đàị Nay chứng cớ được kiểm điểm, th́ lănh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đ́nh ».
4. Hồ Động-đ́nh và Tam-sơn
Hồ Động-đ́nh nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưạ Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-đ́nh nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông.
Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn.
Tôi đă lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, v́ vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rơ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận(6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử th́ quả hồ Động-đ́nh thuộc lănh địa Văn-Lang. Như trên đă nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Vơng th́ mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây phương th́ vua Du-Vơng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên c̣n gọi là Viêm-đế. C̣n vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi vơ bị nên bị thuạ Bộ Sử-kư của Tư-mă-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng :
«...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đă suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. V́ vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu th́ Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua Du-Vơng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mă, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Vơng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệụ Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưụ Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.
Lănh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầụ Nam tới Giang, Hùng, Tương... »(7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-kư nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.
Kết luận :
« Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đ́nh. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, th́ triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng c̣n kéo dài đến 2439 năm nữạ Lănh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đ́nh vẫn thuộc Văn-lang.
Khi chính sử ghi chép như vậy th́ việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đ́nh, núi Tam-sơn không c̣n là huyền thoại nữạ Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.
Sử Hán là bộ Sử-kư của Tư-mă Thiên. Sử Việt như bộ Đại-Việt sử kư toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nh́ trước Tây-lịch, thời Triệu Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn c̣n ở vùng Trường-sa, hồ Động-đ́nh.
Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Đà lập quốc ở lănh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Đồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận :
-Nam-hải (Quảng-đông và
một phần Phúc-kiến),
-Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),
-Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quư-châu).
Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ đem quân chống, giết được Đồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương cũng không chiếm lại vùng đất đă mất.
Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lănh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rơ ràng.
Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lănh địa Nam-Việt là lănh địa thời Văn-lang.
Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, th́ cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.
Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lă-hậu chuyên quuyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.
Kết luận :
« Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lănh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sạ Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, th́ biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ».
6. Lĩnh địa thời vua Trưng
6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,
Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quư-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít th́ nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không t́m được tiểu sử vua Bà ra sao.
Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.
Bấy giờ tôi lại t́m thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi t́m thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau :
« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụV́ sơ ư hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày th́ Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúạ Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ư ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.
Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần vơ tướng đời Đông-Hán.
C̣n hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Đặng Thi-Sách.
Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Định giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang : Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.
Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mă Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Động-đ́nh. Mă Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bạị Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Động-đ́nh, oán khí bốc lên tới trờị
Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Laị Đức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bạị Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.
Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối :
Tích trù Động-đ́nh uy trấn Hán,
Phương lưu thanh sử lực phù Trưng
(Một trận Động-đ́nh uy trấn Hán
Tên c̣n trong sử sức phù Trưng).
Như thế tôi đă t́m ra được : Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của ḷng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lănh thổ cũ của người Việt c̣n sót lạị Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.
Kết luận :
« Khi đă có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đ́nh. Mà có trận hồ Động-đ́nh th́ lănh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ».
6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Động-đ́nh năm 39 sau Tây-lịch,
Huyền sử nói rằng : Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đ́nh.
Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng : Các sứ thần triều Lư, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây t́m hiểụ Không khó nhọc tôi t́m ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đọan chép :
« Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủỵ Tượng đồng bị nấu rạ Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».
Tôi t́m tới nơi, th́ miếu chỉ c̣n lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn c̣n.(9).
Kết luận :
« Thời Lĩnh-Nam qủa có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sạ Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, th́ lănh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa , hồ Động-đ́nh ».
6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,
Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại
Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng v́ quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đă tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:
Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,
Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.
Nghĩa là: trận Tượng-quận dương oai, rơ tài tướng giỏị Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.
Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lănh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậỷ
Tôi không tin lư luận nàỵ Tôi quyết có trận Tượng-quận. V́ saỏ V́ ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết th́ tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy ngh́n cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).
V́ vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéridẹ.. Lợi dụng dịp nầy, tôi quyết t́m cho ra sự thực.
==========================
Ghi chú của Tăng Hồng Minh
Phái đoàn gồm:
Trưởng-đoàn: Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ,
Thành viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino
(Anatomie), Antonio Fernandes (Cardiologiẹ)
Các dược sĩ: Valérie Cordinante, Jean Marie Limager. Kỹ sư canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên điện ảnh Hương-cảng.
Trong chương tŕnh phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam như: Chiêu-dương, Đông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Điền-Bắc, Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở về Paris. Nhưng khi tới Đông-xuyên, giáo sư Trần Đại-Sỹ t́m ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua Trưng và quân Hán, mà không rơ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sư sử học Đoàn Dương của đại học Văn-sử, được giáo sư Đoàn cho biết: "Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ-lăng.
Nay Bồ-lăng nằm trên lănh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngă ba sông Trường-giang và Ô-giang." Thế là giáo sư Trần Đại-Sỹ đề nghị phái đoàn dùng đường thủy về Hồ-Nam, sau đó đáp phi cơ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng, rồi đi Paris.
Trên đường từ Độ-khẩu (Vân-Nam) đi Hồ-Nam, sẽ quạ.. Bồ-lăng. Được đi chơi, dĩ nhiên phái đoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC vơi đi dăm ba chục ngh́n đollars nữa để chi cho phái đoàn.
Theo tôi, với số tiền ấy, mà kết quả t́m được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này đồn đại ra ngoài, một Bác-sĩ Việt-Nam tên Trần L.(từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thư cho ông bộ trưởng Văn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sư Trần Đại-Sỹ lợi dụng chức vụ trưởng đoàn công tác y khoa, để t́m di tích cổ sử viết sách. Ông Bộ-trưởng trả lời đại ư:
"Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ không dùng một xu (centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền."
Cuối thư ông Bộ-trưởng hạ một câu:
" Ví dù Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ có lợi dụng chức vụ, có dùng tiền của bộ Văn-hóa, mà t́m tư liệu làm giầu cho thư viện Pháp th́ là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ."
Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, để các vị độc giả Việt-Nam suy nghĩ!!!
===================
Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngă ba sông Ô-giang, Trường-giang th́ gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh.
Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếụ Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
Trước miếu có đôi câu đối. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Đoạn trường, trục Định, tiết …can vân.
Nghĩa là: Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâụ Đuổi được Tô Định, nhưng đau ḷng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Tôi xin vào trong miếu xem, th́ bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là: Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng pḥ tá nữ chúạ Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Ông chủ hộ th́ cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫụ V́ vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm.
Kết luận,
Như vậy th́ quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận th́ biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.
7.Nghiên cứu những khai quật
Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫụ Tôi đă giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính v́ vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10).
Bấy giờ tôi c̣n trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lư thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫụ Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều t́m được những chiếc ŕu thiết diện h́nh trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ t́m được lọai ŕu thiết diện h́nh chữ nhựt, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau .
Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đă t́m được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mă (Thanh hóa).
Sự thật trống đồng đă t́m thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quư-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13) , Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.
Đồng 53%,
Thíếc 15-16%,
Ch́ 17-19%,
Sắt 4%.
Một ít vàng bạc.
Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhaụ Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đă biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.
Kết luận,
« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Động-đ́nh, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».
8.Tổng kết,
Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi t́m, tất cả đều c̣n đầy đủ di tích. Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Động-đ́nh, phía Tây giáp Tứ-xuyên.
V.KẾT LUẬN:
Thưa Quư-vị
Quư-vị đă cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để t́m về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.
Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rơ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.
Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rơ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.
Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).
Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đ́nh với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đ́nh cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục ngh́n trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nh́n nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.
Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôị Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đă có hai cái nh́n khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nh́n rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nh́n rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa rạ V́ vậy tôi đă sưu tầm tất cả những ǵ trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạỵ Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, v́ chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quư-vị.
Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-g̣n, thuộc Việt-Nam cộng-ḥa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc t́m kiếm thêm tài liệụ Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp t́m kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.
Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng :
-Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ c̣n nghĩ như vậỵ
-Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.
-Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay v́ lư do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giớị
-Lại càng không có việc người Việt gốc từ ḍng giống Mă-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.
-Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Đông Nam-á di lên. Những người Đông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.
-Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoạ
-Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống măi vịnh Thái-lan.
-Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Đông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.
Đến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quư khách, các sinh viên cho tôi ngừng lờị Xin hẹn lại quư vị đến tháng 11-92 tôi sẽ tŕnh bày trước qúy vị về nguồn gốc triết Việt.
Trân trọng kính chào quư vị.
Giáo-sư Trần Đại-Sỹ,
Giám đốc Trung-quốc sự vụ
============================
Chú giải của Tăng Hồng Minh,
(1) Tiêu biểu mới nhất là một nhóm thức giả do nhà văn Vương Kỳ Sơn đứng chủ biên, đă xuất bản cuốn Việt-Nam đệ ngũ thiên niên kỷ vào năm 1994 tại Hoa-kỳ.
(2) Sau này được tôn thụy hiệu là Lục-Dương.
(3). Như vậy vua Lạc-Long lấy con gái của anh con bác.
(4) Độc giả có thể t́m đọc tài liệu nghiên cứu này bạt quyển 1. Anh- hùng Lĩnh-nam do Nam-Á Paris xuất bản 1987 mang tên « bản phụ chú nghiên cứu về nỏ thần ».
(5). Phương pháp mà các giáo sư Tarentino, Vareilla Pascale dùng để biện biệt những bộ xương khai quật trong cổ mộ vùng Hồ-nam, Vân-nam, Quảng-châu, Quư-châu không khác các chuyên viên Hoa-kỳ trong ủy ban t́m kiếm tử sĩ Hoa-kỳ tại Việt-nam đă xử dụng. Có điều, các chuyên viên Hoa-kỳ gặp nhiều khó khăn hơn, v́ phải đi vào chi tiết từng cá nhân, c̣n IFA chỉ phân chủng loại.
(6). Xin xem Cẩm-khê-di-hận do Nam-Á Paris xuất bản 1992, để biết hai trận hồ Động-đ́nh. Một trận do Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Phật-Nguyệt, Đinh Bạch- Nương, Đinh Tĩnh-Nương, Quách-Lăng đánh với Lưu-Long, Mă-Viện. Một trận do Hoàng Thiều-Hoa cùng với các tướng trên đánh với mười hai đại tướng quân Hán .
(7)Tư-mă Thiên, Sử-kư, quyển 1, Ngũ-đế bản-kỷ, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 trang 3-6.
(8) Độc giả muốn biết chi tiết trận đánh lịch sử này, xin đọc Động-đ́nh hồ ngoại-sử, cùng tác giả, do Nam-Á Paris xuất bản (1990).
(9) Xin đọc « Mùa xuân trên hồ Động-đ́nh tưởng nhớ Trưng-Vương » trong phần bạt Anh-hùng Lĩnh-nam, do Nam-Á xuất bản 1987.
(10) Vũ Văn- Mẫu, Cổ luật Việt-nam và tư- pháp sử, quyển thứ nhất, tập thứ nhất, trang 9-51.
(11) Chữ văn hóa Bắc-sơn ở đây chỉ có ư nghĩa rằng cuộc khai quật ở núi Bắc-sơn (Lạng-sơn), đă t́m thấy những cổ vật đồ đá.(thời kỳ đồ đá)
(12) Chữ văn hóa Đông-sơn chỉ cuộc khai quật ở Đông-sơn, đă t́m thấy đồ đồng (thời đồ đồng).
(13) Hè 1992 sau khi cùng phái đoàn IFA du khảo về loại cây trị cholestérol ở Vân-nam, thời gian c̣n lại, Giáo-sư Trab Đại-Sỹ đi khảo cứu xương người cùng các khai quật ở Vân-nam, Quảng Đông (Trung-quốc), các tỉnh Bắc-thái như Nùng-khai, Thanon, U-bon, U-don Tha-nị Giáo-sư Tr ầm Đại-Sỹ đă t́m lại được hai trống đồng thời vua Trưng, ở Quảng-đông, để trong bảo tàng viện địa phương. Ông đă mất rất nhiều tiền, cùng trăm ngàn khó khăn mới mua và đưa lọt về Paris.
(14) Chữ trăm trong ngôn ngữ Việt có nhiều nghĩạ
-Có nghĩa là đời người như :
Trăm năm trong cơi ngườị ta.
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều)
Trăm năm xe sợi chỉ hồng,
Bắt người tài sắc buộc trong khung trờị
Trăm năm, trăm tuổi ,trăm chồng,
Hễ ai có bạc tôi bồng trên tay. (ca dao)
-Có nghĩa là chết:
Khi nào cụ tôi trăm năm đi rồi.
Nhân sinh bách tuế vi kỳ ( Người ta sinh ra lấy trăm năm làm hẹn)
Trăm năm như cơi trời chung,
Có nghề cũng phải có công mới thành.
(ca dao)
-Có nghĩa là tất cả :
Trăm họ, hay trăm bệnh,
Trăm hoa đua nở mùa xuân,
Cớ sao cúc lại muộn buồn thế kia ?
Trăm dâu đổ đầu tằm.
(ca dao)
(Tục ngữ)
Trăm con trong huyền sử Việt hay Bách-Việt có nghĩa này.
Tài liệu nghiên cứu chính
SÁCH CHỮ HÁN
Tư Mă-Thiên, Sử kư, Trung-hoa thư
cục Thượng-hải xuất bản 1959
Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung- hoa thư cục xuất bản1959
Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.
Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Đài Bắc xuất bản,
1959.
Cố Dă-Vương, Địa- dư chí, Cẩm-chương
thư cục xuất bản 1920.
Trần Luân-Quưnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản , thư viện
Paris.
Lê Quư-Đôn, Phu-ûbiên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.
Lê Quư-Đôn, Đại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris.
Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương lọai chí, cổ bản của thư
viện Paris.
Quốc - sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.
Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản
của thư viện Paris.
Địa đồ xuất bản xă, Trung-hoa nhân dân cộng ḥa quốc phâơn
tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.
Đại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.
Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư
viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quư-châu, Quảng-đông,
Quảng-tây, Vân-Nam.
SÁCH CHỮ PHÁP
Léonard Aurouseaụ La première
conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIIỊ
Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVIỊ
SÁCH CHỮ VIỆT
Đào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.
Trường thành núi Tô Thị